Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Lịch sử phát triển

Lịch sử phát triển  

Thời Lý, Trần, vùng đất Thượng Hà thuộc châu Quảng Nguyên. Thời nhà nước ta chia thành 5 đạo, dưới đạo trấn, lộ, huyện, châu; đơn vị hành chính sở xã. Vùng đất Thượng thời kỳ này thuộc Tây đạo. Đến thế kỷ XVII, các đạo được đổi thành trấn; sang thế kỷ XVIII lại được đổi thành thừa tuyên; dưới trấn phủ, huyện, châu, xã. Thế kỷ XIX (vào các năm 1831, 1832) vua Minh Mệnh xóa bỏ các tổng, trấn, thành lập đơn vị tỉnh; dưới tỉnh phủ, huyện, châu tổng xã. Theo đó vùng đất Thượng Hà ngày nay thuộc châu Bảo Lạc, tỉnh Tuyên Quang.

Năm 1835, sau khi dẹp được cuộc khởi nghĩa do Nông Văn Vân, vua Minh Mệnh bỏ châu Bảo Lạc, chia thành 2 huyện: huyện Vĩnh Điện (gồm có 2 tổng, 11 xã) và huyện Để Định (gồm có 2 tổng, 9 xã). Năm 1891 châu Bảo Lạc được tái lập thuộc tỉnh Hà Giang.

Đến năm 1925, châu Bảo Lạc thuộc tỉnh Cao Bằng. Theo sách Địa dư các tỉnh Bắc Kỳ của Đỗ Đình Nghiêm - Ngô Vi Liễn - Phạm Văn Thư, xuất bản tại Hà Nội, năm 1926, thì “Cao Bằng đạo quan binh thứ nhì” gồm 1 phủ (từ năm 1919 trở đi thì phủ, huyện, đạo, châu là những cấp tương đương nhau, do tri phủ, tri huyện, quản đạo, tri châu nắm giữ), 7 châu, 3 đại lý, 31 tổng và 222 xã). Trong những năm 20 của thế kỷ XX, tỉnh Cao Bằng gồm 1 phủ, 8 châu, 33 tổng, 230 xã. Châu Bảo Lạc có 2 tổng: Tổng Mông Ân có 5 xã là Lạc Thổ, Mông Ân, Mông Yên, Nam Cao, Quan Quang; tổng Nam Quang gồm 5 Ân Quang, Gia Lạc, Yên Đức, Yên Lạc, Yên Lạng. Vùng đất Thượng ngày nay thuộc xã Yên Lạng, tổng Nam Quang, châu Bảo Lạc.

Sau ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945, theo Sắc lệnh số 63, ngày 30/11/1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành, thì hệ thống cơ quan chính quyền địa phương các cấp gồm kỳ, tỉnh, huyện xã. Trên sở đó, châu Bảo Lạc được đổi thành huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Từ sau ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945, vùng đất Thượng Hà thuộc địa phận xã Lạc Long. Từ năm 1947 đến năm 1958 vùng đất Thượng thuộc địa phận xã Bảo Toàn.

Tháng 01/1959, xã Thượng Hà được thành lập trên cơ sở tách từ xã Bảo Toàn. Xã bao gồm 11 xóm là: Nà Pằn, Phiêng Sỉnh, Pác Riệu, Cốc Mặn, Nà Tồng, Nà Tền, Nà Đứa, Khuổi Pậu, Khuổi Chủ, Dạn, Khuổi A.

Ngày 10/6/1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 245-CP về việc tách các xóm Sài, Nà Ngàm A, Nà Ngàm B, Viềng, Khuổi Pụt, Bản Chang, Quằng, Vài, Cốc Thốc, Lũng Nà, Lũng Păn, Nà Rạ, Nà Luông. Sáp nhập thêm 13 xóm từ xã Cô Ba (lúc này Thượng Hà gồm có 24 xóm). Tiếp tục sáp nhập 24 xóm xuống còn 21 xóm: Cốc Mặn sáp nhập về Nà Tồng, Nà Luông về Khuổi Pậu, Khuổi A về Nà Đứa.

Ngày 13/12/2007, Chính phủ ban hành Nghị định 183/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh 215 ha diện tích tự nhiên và 162 nhân khẩu của xã Thượng Hà vào thị trấn Bảo Lạc. Ngày 28/4/2008 hai xóm Nà Pằn và Nà Sài được sáp nhập vào thị trấn Bảo Lạc.

Đến năm 2019, xã Thượng Hà có 19 xóm: Bó Vài, Cốc Thốc, Bản Chang, Khuổi Chủ, Khuổi Pậu, Lũng Păn, Đứa, Nà Dạn, Ngàm A, Ngàm B, Quằng, Rạ, Tồng, Tền, Nà Viềng, Pác Riệu, Phiêng Sỉnh, Lũng Nà, Khuổi Pụt.

Thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-HĐND ngày 09/9/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc sáp nhập, đổi tên các xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh. Theo đó các xóm của xã Thượng được sắp xếp lại như sau: Sáp nhập xóm Tền vào xóm Tồng; Sáp nhập xóm Phiêng Sỉnh vào xóm Pác Riệu; Sáp nhập xóm Khuổi Pậu vào xóm Đứa; Sáp nhập xóm Ngàm B vào xóm Dạn; Sáp nhập xóm xóm Khuổi Pụt vào xóm Nà Viềng; Sáp nhập xóm Lũng Păn vào xóm Cốc Thốc.

Sau khi thực hiện sáp nhập, xã Thượng Hà bao gồm 13 xóm là: Nà Tồng, Pác Riệu, Nà Đứa, Khuổi Chủ, Nà Quằng, Bó Vài, Cốc Thốc, Rạ, Bản Chang, Ngàm A, Lũng Nà, Viềng, Nà Dạn.

Tin mới
Đăng nhập
Chung nhan Tin Nhiem Mang